Bạn có biết đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, nơi lưu trữ, tái hiện đầy đủ về những nét văn hóa từ đời sống tinh thần, cách sinh hoạt và tâm linh của mỗi dân tộc hay chưa? Bạn đã muốn đến đó mà chưa biết phải đi thế nào? Đừng bỏ qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những kinh nghiệm đến đây, cũng như thông tin cơ bản nhất về địa danh này.
Mục lục
Giới thiệu về làng văn hóa các dân tộc
>>>Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hạ Long từ A đến Z cho bạn
Làng hóa các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô thuộc xã Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, chính thức khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2010 đến nay. Làng văn hóa là một dự án được Bộ văn hóa thể thao và Du lịch thực hiện, xây dựng trên diện tích rộng 1.544ha và có tổng số vốn đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng. Tuy đã được khai thác và đi vào sử dụng hơn 8 năm qua, nhưng hiện nay ở làng văn hóa vẫn có khá nhiều hạng mục vẫn chưa được hoàn thành. Đây là một điểm đến, vui chơi giải trí và trải nghiệm văn hóa vô cùng hấp dẫn cho người dân mọi nơi vào dịp cuối tuần hoặc là lễ tết.
Khu vực xây dựng làng văn hóa, các Hà Nội hơn 40km. Đây là khu vực bảo tồn, tái hiện lại toàn bộ và đầy đủ, rõ nét nhất đời sống văn hóa, sinh hoạt của các tộc người ở khắp cả nước. Địa điểm xây dựng này, được bảo quanh bởi một ngọn đồi nhỏ và có nhiều lung lũng bao quanh. Nhờ vào đặc trưng địa hình này, nó đã tạo lên cho nơi đây có rất nhiều phong cảnh đẹp và hấp dẫn du khách đến tìm hiểu đời sống văn hóa, cũng như phong tục tập quán ở các dân tộc. Du khách sẽ có được những trải nghiệm lý thú, ý nghĩa.
Tại làng văn hóa, vào dịp cuối năm sẽ có tổ chức nghi thức đón tết của các dân tộc. Hoặc theo định kỳ từng tháng, theo quý sẽ có những lễ hội của một dân tộc được tổ chức tại đây. Vì thế, nếu là một người yêu thích văn hóa và muốn có thêm cho bản thân nhiều kiến thức thực tế, trong sách vở chưa bao giờ nhắc đến thì bạn hãy dành thời gian đến đây.
Trước đây, làng văn hóa không thu vé nhưng hiện nay đã thu với các mức giá vé như sau:
- Người lớn: 30.000 VNĐ/Lượt
- Đối tượng là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp, dậy nghề chỉ cần xuất trình thẻ học sinh thì giá vé là 10.000 VNĐ/Lượt
- Đối tượng là học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giá vé là 5000 VNĐ/Lượt
- Trẻ em dưới 6 tuổi thì được miễn phí vé.
Cách di chuyển đến làng văn hóa
Để di chuyển đến làng văn hóa cũng khá dễ, nhiều phương tiện và các đi. Nếu muốn lên đây, các bạn có thể đi theo những cách sau:
Đi từ Hà Nội
Bạn tự đi và đi bằng xe máy hay là ô tô, thì có thể di chuyển theo hướng đại lộ Thăng Long, chạy thẳng đường này lên khoảng 36km thì sẽ thấy biến chỉ dẫn vào làng văn hóa. Đi theo chỉ dẫn, đến vòng xuyến các bạn đi vào lối ra thứ nhất là đã đến nơi.
Nếu bạn xuất phát từ bờ hồ, đi theo hướng cầu Trung Hà-trung tâm hội nghị quốc gia, hoặc đi từ bến xe Mỹ Đình đến trung tâm hội nghị thì rẽ vào đường cao tốc Láng Hòa Lạc, đi thẳng đường này lên tầm 30km là đến Hòa Lạc. Nếu bạn đi theo cách này, các bạn sẽ đi qua Thiên Đường Bảo Sơn, qua chùa Tây Phương, có thời gian thì hãy rẽ vào. Khi đi đến ngã tư Hòa Lạc thì rẽ phải vào hướng đi Sơn Tây, rồi đi vào Đường Lâm và đi thẳng khoảng 4 đến 5 km thì đến được làng văn hóa.
Bạn cũng có thể đi xe buýt từ Hà Nội lên làng văn hóa: Bạn bắt xe 75 ở bến xe Yên Nghĩa đi bến xe Hương Sơn có giá vé 25.000 một lượt, xe 72 ở bến xe Mỹ Đình đến bến xe Xuân Mai có giá vé 20.000 một lượt, hoặc là 71 ở bến xe Mỹ Đình lên bến xe Sơn Tây giá vé 20.000 một lượt. Ngoài ra, hiện đã có xe buýt 107 chạy từ bến xe Kim Mã lên làng văn hóa.
Còn nếu bạn đi từ Hòa Bình lên, theo quốc lộ 6 đến đại lộ Thăng Long thì rẽ vào, đi thẳng khoảng 7km, các bạn sẽ thấy chỉ dẫn đi vào làng văn hóa.
Phân khu trong làng văn hóa
Các bạn đã di chuyển được đến làng văn hóa rồi, việc quan trọng nhất để chuyến đi của mình không uổng phía và bạn cũng có thể đi được hết các khu trong đây. Các bạn hãy nắm thật kỹ, những phân phân của làng mà chúng tôi kể ra sau đây và di chuyển đến đó theo một vòng tròn để có trải nghiệm lý thú các bạn nhé.
Khu các làng dân tộc
Khu các làng dân tộc, là khu vực đầu tiên mà các bạn nhìn thấy khi vừa vào cổng làng văn hóa. Khu này có diện tích 198,62 ha, nằm ở phía Bắc của làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Khu vực này được xây dựng có địa hình gồm có thung lũng, đồi cao, mặt nước và địa hình phong phú để có thể tái hiện được sự phân bố đầy đủ các làng dân tộc của đất nước ta, trải dài từ Bắc đến Nam. Khu làng dân tộc này, có cấu trúc xây dựng tạo nên một quần thể và tái hiện đầy đủ, rõ nét về cấu trúc của làng, bản các dân tộc, theo kiến trúc và quy hoạch dân gian. Mục đích là gìn giữ, phát triển cũng như giới thiệu đến khách tham quan hiểu rõ nét nhất về giá trị văn hóa 54 dân tộc.
Khu các làng dân tộc có 4 cụm:
Cụm các làng dân tộc I: Cụm làng này xây dựng bao gồm có những công trình, cảnh quan mang tính đặc trưng của 28 dân tộc thuộc vùng rẻo cao, thung lũng, vùng trung du của các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc cũng như miền núi Bắc Trung Bộ, có hệ ngôn ngữ: Tạng-Miến, Tày-Thái, Việt-Mường, Mông-Dao và Ka-Đại.
Cụm các làng dân tộc II: Cụm làng này xây dựng lên và thể hiện rõ nét với những công trình thuộc văn hóa, cảnh quan của 18 dân tộc ở vùng cao nguyên, đồi núi của dân tộc khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, Nam Trung bộ và hệ ngôn ngữ Nam Đảo, Môn-Khmer.
Cụm các làng dân tộc III: Cụm này thì xây dựng và thể hiện rõ nét vé địa bản cư trú, những nét phong tục của các dân tộc Chơ ro, Chăm, Chu Ru, Khmer thuộc vùng Nam Tây Nguyên, Nam bộ có hệ ngôn ngữ Nam Đảo và Môn-Khmer.
Cụm các làng dân tộc IV: Đây là khu vực có các công trình văn hóa, cảnh quan của 4 dân tộc đa văn hóa, có địa bàn cư trú ở nhiều khu vực cảnh quan khác nhau như: đồi núi, sơn địa, duyên hải, đồng bằng, thị trấn và thị tứ, triền sông của nhiều vùng văn hóa như: người Hoa, Kinh, Sán Dìu, Ngái với hệ ngôn ngữ Việt-Mường, Hán.
Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí
Khi đã thăm xong khu vực các làng văn hóa, các bạn hãy di chuyển đến khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí. Khu vực này được xây dựng ở với diện tích 125,22ha, nằm ở trung tâm của làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là nơi có địa hình đẹp và trải rộng, với những dải đồi có xen lẫn cùng với mặt nước của hồ Đồng Mô. Ngoài ra, khu vực này còn có sự kết nối cùng với cổng chính, khu chức năng là đây chính là nơi thực hiện những hoạt động thể thao, văn hóa, vui chơi giải trí theo hình thức đa chức năng, nhưng vẫn thể hiện đậm nét văn hóa của dân tộc.
Các hạng mục được xây dựng ở đây theo dự kiến và đã hoàn thành gồm có: khu công viên (vườn chim, vườn thượng uyển, vườn bướm,…), khu ẩm thực (ẩm thực hiện đại và ẩm thực dân gian), trung tâm nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe, trung tâm hoạt động thể thao, trung tâm thương mại và dịch vụ, khu sân khấu (nhà hát, phòng chiếu phim, nhà trưng bày), khu trò chơi có cảm giác mạnh,… Nói chung là xây dựng lên một khu trung tâm có đầy đủ hoạt động từ văn hóa đến thể thao, rồi giải trí nhưng vẫn có trong mình đậm nét văn hóa của dân tộc.
Ngoài 2 khu vực mà chúng tôi kể ở trên, còn có thêm một vài khu vực vui chơi khác trong làng văn hóa. Gồm có như: khu di sản thế giới, khu dịch vụ-du lịch tổng hợp, khu công viên bến thuyền, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô, khu Quản lý điều hành văn phòng.
Trên đây là những thông tin tổng quan, cơ bản nhất về làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là một điểm đến vô cùng lý tưởng, thích thú để bạn có những trải nghiệm riêng. Các bạn hãy đến đây vào cuối tuần, sẽ có rất nhiều hoạt động được tổ chức và các bạn cũng có sự hiểu biết rõ nét hơn về văn hóa các dân tộc ở đây.
Trả lời