Học Dược Sĩ ra làm gì? Một câu hỏi không quá mới, nhưng nó vẫn là nỗi băn khoăn thường trực của những bạn trẻ có ý định theo học nghề Dược Sĩ. Thực chất nếu trở thành một Dược Sĩ có rất nhiều công việc cho bạn chọn lựa.
1. Học Dược Sĩ ra làm gì?
Ngành Dược Sĩ là một ngành rất Hot hiện nay, dù các trường Đại học và Cao đẳng Y đào tạo ngành này rất nhiều nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi ở ngành nghề này vẫn đang cực kỳ khan hiếm. Khi mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày một tăng thì ngành Dược Sĩ ngày càng quan trọng và có chỗ đứng trong xã hội.
Hiện nay các Dược Sĩ đa phần mới chỉ đang công tác tại các Bệnh viện. cơ sở Y tế của nhà nước. Hiện nay theo thống kê mới nhất, ngành Dược đang thiếu khoảng hơn 30000 Dược Sĩ có trình độ từ Đại học trở lên.
Học Dược Sĩ ra trường làm gì? Câu hỏi gây nhức nhối hàng năm của những bạn có ý định theo đuổi ngành Dược. Thực tế ngành Dược hiện nay có rất nhiều những sự lựa chọn cho các bạn trẻ. Bạn có thể làm việc tại các Bệnh viện, cơ sở Y tế hoặc nếu định lập nghiệp, làm giàu bằng nghề Dược Sĩ thì bạn hoàn toàn có thể mở các cửa hàng, công ty, doanh nghiệp riêng.
Theo khảo sát của chúng tôi, những Dược Sĩ dù ở trình độ Đại học hay Cao đẳng thường làm những công việc sau:
Xem thêm :>>> Thông tin điểm chuẩn, phương thức xét tuyển Cao đẳng Y Dược TPHCM
Ngành Dược Sĩ là một ngành rất Hot hiện nay
- Trở thành một Dược Sĩ trong các Bệnh viện, cơ sở Y tế
Công việc chính của một Dược Sĩ trong các Bệnh viện, Cơ sở Y tế lớn là phối hợp với các Bác Sĩ lên kế hoạch sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Các Dược Sĩ đa phần tham vấn ý kiến của các Bác Sĩ trước khi xác định được thuốc điều trị cho bệnh nhân. Công việc chính của các Dược Sĩ trong bệnh viện còn là kiểm định chất lượng thuốc, quản lý quy trình thuốc ngoại nhập vào Bệnh viện, hoặc ở các Bệnh viện lớn luôn có các quầy thuốc bán cho người dùng, các Dược Sĩ có thể trực tiếp tham gia vào công việc bán thuốc, nếu là Dược Sĩ trưởng thì quản lý lượng thuốc nhập- bán ra, chất lượng của các loại thuốc.
- Điều chế viên
Bất cứ một Dược Sĩ đào tạo dù ở bậc Đại học hay Cao đẳng đều được trang bị kỹ năng điều chế Dược liệu. Vì vậy, các Dược Sĩ có thể trở thành một người chuyên Điều chế thuốc cho các công ty sản xuất Dược phẩm trong và ngoài nước. Hoặc có thể làm việc ở Viện điều chế thuốc, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương. Hiện nay đa phần các Dược Sĩ đều điều chế thuốc theo công thức của Bệnh viện hay doanh nghiệp cung cấp, những công thức này được chuyển giao từ nước ngoài .
Công việc của một Điều chế viên về cơ bản sẽ tương đối vất vả bởi chỉ cần một lần làm sai quy trình thôi sẽ phải điều chế lại cả một lượng thuốc, hoặc nếu điều chế sai các Dược Sĩ hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người điều trị. Chịu được áp lực và đòi hỏi đức tính chính xác, tỉ mỉ đến từng cm.
Ngành Dược Sĩ làm được rất nhiều việc
Thêm nữa, một Điều chế viên hàng ngày phải tiếp xúc với hóa chất, Dược liệu nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bù lại mức thu nhập của một Điều chế viên hiện nay rất cao. Một Điều chế viên làm việc cho công ty nước ngoài có mức thu nhập khoảng 25-30 triệu vnđ/ tháng.
- Tư vấn viên về thuốc
Một Dược Sĩ sau khi ra trường có thể áp dụng những kiến thức chuyên môn mình đã học để trở thành một người chuyên tư vấn về các loại thuốc. Các công ty, doanh nghiệp sản xuất thuốc hiện nay tuyển Trình Dược viên rất nhiều, công việc chính của họ là tư vấn bán được các sản phẩm thuốc .
Để trở thành một tư vấn viên về thuốc giỏi thì trình độ chuyên môn thôi là không đủ. Bạn còn phải hình thành thêm những kỹ năng mềm như giao tiếp, biểu cảm và cả kỹ năng ngoại ngữ.
- Mở hiệu thuốc để kinh doanh.
Những người theo học ngành Dược Sĩ nếu như muốn làm giàu từ ngành nghề này hoặc không muốn phụ thuộc vào Bệnh viện hay các cơ sở Y tế có thể mở cho mình một hiệu thuốc riêng, tự chủ về mức thu nhập. Để mở 1 hiệu thuốc bạn cần có 1 số vốn nhất định, nếu như chưa có vốn ngay lập tức thì bạn có thể đi làm tích lũy kinh nghiệm, tích lũy đủ vốn rồi sau đó tự hoạch định cho mình một chiến lược mở hiệu thuốc. Chiến lược ở đây đòi hỏi bạn phải tính toán được về: Chi phí nếu phải thuê mặt bằng mở cửa hiệu, nguồn cung ứng thuốc, kiểm định được chất lượng thuốc, chi phí nhập từng loại thuốc, chi phí vận hành, chi phí quản lý….
Việc mở một hiệu thuốc kinh doanh là hoàn toàn khả thi. Nếu kinh doanh thành công, bạn có thể tính đến chuyện mở hẳn 1 công ty sản xuất, phân phối Dược phẩm.
- Người kiểm định chất lượng thuốc
Nhân viên kiểm định chất lượng thuốc hiện nay được trả mức thu nhập ổn định, thậm chí là cao. Nhưng để làm nghề kiểm định chất lượng đòi hỏi bạn phải thực sự có một trình độ chuyên môn xuất sắc, cộng thêm kinh nghiệm thực sự đủ đầy./
Trả lời