Rate this post

Âm nhạc trở nên nổi bật, đi sâu vào lòng người nghe không chỉ dựa vào giai điệu, lời bài hát mà nó còn phụ thuộc đến việc người nhạc trưởng họ sử dụng loại nhạc cụ nào thể hiện ca khúc đấy. Âm nhạc luôn làm cho chúng ta trở nên yêu đời, thoải mái và bình yên hơn. Vậy đâu là cái hồn trong âm nhạc? Theo tác giả bài viết, thì đấy chính là nhạc cụ và hãy cùng chúng tôi điểm danh các loại nhạc dân tộc của âm nhạc Việt Nam các bạn nhé.

Mục lục

Nhạc cụ là gì? vai trò của nhạc cụ

>>Hướng dẫn bạn đọc các bước làm sáo trúc cơ bản nhất

>>Hướng dẫn cách thổi sáo cho người mới học thổi sáo

 

nhạc cụ là gì

Để biết về các loại nhạc cụ, theo tác giả thì chúng ta cần phải biết nhạc cụ là gì? vai trò của nhạc cụ là như thế nào. Hiểu được vấn đề này rồi, thì chúng ta mới cảm nhận được những hương vị mà nhạc cụ đem đến.

Định nghĩa đưa ra và nói rằng nhạc cụ chính là những công cụ được dùng để tạo lên âm thanh bao gồm có cả tiết tấu, được các nghệ sĩ dùng trong việc biểu diễn âm nhạc của mình. Vì đặc điểm này, nên mỗi một nhạc cụ sẽ có một nét đặc trưng riêng về  âm thanh cũng như hình dáng được tạo nên. Dựa trên căn cứ về nguồn âm thanh, người ta đã chia các loại nhạc cụ ra làm 5 họ cơ bản là: họ hơi, họ rung, họ tự thân vang, họ mang rung và họ điện tử. Dựa trên những động tác sinh âm, các loại nhạc cụ tiếp tục được chia thành họ các chi. Ví dụ như: các chi dây sẽ có gõ, gẩy và cần kéo.

Vai trò của nhạc cụ: Nhạc cụ có vai trò là một trong những sản phẩm không được thiếu trong việc dùng tạo nên âm nhạc, nhạc cụ còn có một vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần và giải trí của phần lớn mọi người, nó cần thiết trong mọi tầng khác nhau. Trong đấy, giới trẻ là thành phần cảm nhận được quan trọng nhất của nhạc cu. Nhờ có nhạc cụ, âm nhạc trở nên gần gũi và thân thuộc hơn với mỗi người nó cũng là cầu nối chúng ta đến gần với nhau hơn rất nhiều, từ đấy giúp cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Một số điều cơ bản về lịch sử các loại nhạc cụ

Không phải tự nhiên mà các loại nhạc cụ lại xuất hiện và có vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, cũng như âm nhạc. Mọi vật xuất hiện trong xã hội này đều có lý do và lịch sử, nhạc cụ cũng không ngoại lệ điều này. Vậy lịch sử của các loại nhạc cụ là gì?

Nhạc cụ là một thành phần gần như không thể thiếu, nó chính là phương tiện giúp cho đời sống tinh thần, văn hóa nhân loại trở nên phong phú hơn, ví thế nó xuất hiện ở khắp mọi quốc gia. Theo những di chứng đã tìm được, các nhà khảo cổ học đã từng tiết lộ rằng còi và ống của các loại cơ bản là xuất hiện từ thời đồ đá cũ. Còn trống đất sét, cùng với vỏ thì được tìm thấy trong thời kỳ đồ đá mới. Với việc tìm thấy những khảo cổ này, nó cho chúng ta biết rằng trong thời văn hóa cổ của Đại Trung Hải, Đông Á, Thành phố Mesopotamia và Châu Mỹ đều đã biết sử dụng và sở hữu nhiều loại nhạc cụ phát triển tốt, có sự đa dạng. Điều này chỉ ra rằng, trước đó sự phát triển về cuộc sống và như cầu âm nhạc cũng đã tồn tại.

Tuy nhiên, để nói về nguồn gốc ra đời của các loại nhạc cụ thì chưa một ai chỉ ra chính xác được, mà chỉ có sự phỏng đoán mà thôi. Khi nói về nhạc cụ nào xuất hiện trước, có một số học giả đã nói rằng có thể công cụ đầu tiên bắt nguồn chính từ những vật dụng quen thuộc như nồi nấu đồ làm trống, còn cung săn bắt thì làm cung. Dựa vào phỏng đoán này, người ta nghĩ rằng có thể nhạc cụ đầu tiên đi trước nhất là cái chậu và cung.

Huyền thoại văn hóa thế giới, khi nói đến nguồn gốc của âm nhạc nó thường được gắn liền với những vị thần và nó còn gần gũi hơn với họ trong những nền văn hóa mà âm nhạc được người dân coi là thành phần thiết yếu, nhất định phải xuất hiện trong nghi thức tâm linh sự sống của dân tộc mình.

Thực tế thì dù nói rằng nguồn gốc của các loại nhạc cụ là gì đi nữa, sự phát triển của nó vẫn là đa dạng và phụ thuộc khá nhiều vào chính sự tương tác của các yếu tố: kỹ năng công nghệ, vật liệu sẵn có, các hình thức thương mại, mối bận tâm trong tâm linh và sự di chuyển. Do đó, cư dân ở vùng nhiệt đới sẽ dùng gỗ, gậy và tre là nhạc cụ, còn ở vùng bắc cực thì dùng xương, đá, da làm nhạc cụ. Ở xã hội có sự giao tiếp và tiếp cận đến kim loại, công nghệ thì lại tạo nên số lượng các loại nhạc cụ đa dạng hơn.

Như vậy có thể thấy rằng, lịch sử ra đời của nhạc cụ khá là phong phú. Những vật liệu đầu tiên được dùng để tạo nhạc cụ, cũng vô cùng đơn sơ nhưng nó vẫn làm nổi bật lên được âm hưởng, giai điệu của ca khúc để đi sâu vào lòng người. Nhờ vào yếu tố đó, từ thời xa xưa đến nay, cuộc sống văn hóa xã hội của con người chúng ta cũng trở nên ý nghĩa hơn.

Các loại nhạc cụ gắn với lịch sử âm nhạc Việt Nam

Âm nhạc dân tộc của Việt Nam chúng ta cũng một lịch sử hình thành, phát triển không thua kém bất cứ nước nào ở trên thế giới. Có một điều đặc biệt, bên cạnh những âm hưởng ngân nga của nhạc cụ Châu Âu như: Guitar, organ, piano,… thì nhạc cụ dân tộc Việt Nam ta lại được người nghe âm nhạc thế giới dành cho một tình cảm mến mộ và đánh giá rất cao. Tại sao lại có điều đó? Là bởi nó mang trong mình một nét văn hóa đặc sắc và tượng trưng. Vậy, các loại nhạc cụ đó bao gồm những loại nào?

Đàn bầu: Đàn bầu còn có tên gọi khác là độc huyền cafm bởi nó là loại đàn chỉ sử dụng duy nhất đến một sợi dây ngang. Với đàn bầu, nếu người chơi muốn tạo ra âm thanh thì sẽ phải dùng đến một miếng gay hoặc là thanh gảy. Đàn bầu hiện có hai loại, trong đó có đàn hộp gỗ và đàn thân tre. Những người nghe tiếng đàn bầu, thường sẽ có chung một cảm nhận là âm nhạc của nó rất buồn.

đàn bầu

Đàn đá: Đá đà cũng là một trong các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam, cần được lưu trữ bởi nó thể hiện rõ nét rất nhiều bản sắc văn hóa của người Việt. Đàn đá được xem là loại nhạc cụ cổ sơ nhất trong nhân loại, chỉ với những thanh đá với những kích thước lớn nhỏ khác nhau mà người chơi đã có thể tạo nên một bản nhạc ru rương, mê hoặc người nghe.

Đàn nguyệt: Đàn nguyệt là tên gọi ở ngoài Bắc, còn trong Nam thì người ta gọi là đàn kìm. Đặc điểm của đàn này, chính là việc có hộp đàn trông giống như hình của mặt trăng. Trước đây, khi mới xuất hiện thì đàn nguyệt có 4 dây, nhưng đi theo sự phát triển của nhân loại thì đàn được rút xuống chỉ còn 2 dây. Từ thế kỷ 18, đàn nguyệt đã xuất hiện trong xã hội và âm nhạc của Việt Nam.

Đàn tam: Đàn tàm là loại nhạc cụ dân tộc của Việt Nam sử dụng 3 dây, trước kia thì loại nhạc này được dùng trong dàn nhạc bát âm, nhưng hiện nay thì hầu hết đàn tam đều được sử dụng đến, tùy vào dàn nhạc mà có thể là một cái hoặc nhiều cái đàn tam và có kích thước khác nhau.

đàn tam

Đàn hồ: Đàn hồ chính là biểu trưng cho loại nhạc cụ xuất hiện từ họ nhà cung vỹ, nó thuộc vào trung tâm. Khi nhìn vào đàn hồ, có thể các bạn thấy nó giống với một chiếc đàn nhị, nhưng thực tế thì kích thước của nó lại lớn hơn nhiều. Về âm thanh của đàn hồ so với đàn nhị, nó cũng trầm hơn một chút.

Phách: Nói về các loại nhạc dân gian dễ học, dễ sử dụng của Việt Nam mà không nhắc đến phách thì sẽ là một thiếu sót rất lớn. Phách là một loại nhạc cụ gõ, nó xuất hiện rất nhiều ở trong âm nhạc ca múa của Việt Nam. Phách còn có nhiều tên gọi khác là: song lang, cặp kèo và sênh. Những tên gọi này của phách, tùy vào từng môn nghệ thuật mà người ta có cách sử dụng và gọi khác biệt.

Như vậy là chúng tôi, đã kể tên cho bạn đầy đủ và các loại nhạc cụ dân tộc của âm nhạc Việt Nam ta rồi đấy ạ. Vai trò của âm nhạc trong cuộc sống văn hóa tình thần thì đã không còn xa lạ, khó kể đến nhưng vai trò của nhạc cụ thì có lẽ sẽ ít người bận tâm. Vì vậy, mong rằng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có một sự hiểu biết nhất định về âm nhạc và thưởng thức âm nhạc phong phú hơn.

Teetalk.vn-Âm nhạc