Rate this post

Tiếng sáo trúc hay, ru dương và đi vào lòng người nên có rất nhiều yêu thích học, cũng như tự làm cho mình một cây sáo. Thực tế, chỉ cần đánh từ khóa cách làm sáo trúc trên mạng là bạn sẽ bắt gặp khá nhiều bài hướng dẫn, nhưng nó lại không rõ ràng và rành mạch. Vậy nên, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đọc những bước cơ bản nhất để bạn có thể tự làm cho mình một cây sáo, rõ ràng và tỉ mỉ.

Mục lục

Dụng cụ để làm sáo trúc

sáo 6 lỗ đơn giản

Để làm được sáo trúc, thì các bạn cần phải chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. Việc này giúp cho việc làm sáo không bị gián đoạn, hoặc những khó khăn nào chỉ vì khâu chuẩn bị chưa kỹ lưỡng. Dưới đây là những dụng cụ cơ bản khi làm sáo trúc:

Dao khắc, dao mổ hoặc những loại dao chuyên dụng… phải đủ độ cứng, độ sắc để có thể khoét được lỗ sáo.

Giáp các loại gồm có giáp cứng để mài đầu, giáp mịn để đánh bóng, giáp để thô lỗ,…

Khoan, khoan máy tay, khoan thủ công hoặc là khoan bàn (để tốt và dễ sử dụng thì bạn nên dùng khoan bàn).

Ngoài ra, hãy chuẩn bị thêm một số dụng cụ khác như: sơn, cana, dầu,… để có thể làm bóng cây sáo.

Yêu cầu cần và đủ để có thể chế tạo sáo trúc

Để làm được một cây sáo có chất lượng, thì bạn cũng phải đáp ứng được những yêu cầu cần và đủ nhất, với những yếu tố cơ bản sau đây:

Cây sáo cần phải khoét đủ các nốt, một cây sáo cơ bản và đủ nốt sẽ là 19 từ nốt do1 đến nốt sol3. Nhưng vì nốt Sol3 ít người dùng đến, nên nếu bạn không có nhu cầu thì có thể bỏ qua.

Cây sáo khi làm ra phải có độ chắc chắn lúc thổi và khả năng xử lý về cường độ âm thanh cũng như cao độ phải tốt.

Có thể thực hiện tốt một số yêu cầu về kỹ thuật khi test như: đánh lưỡi đơn rồi kép, rung hơi, reo lưỡi,…

Sao cho tiếng đầy và trong lúc thổi, cũng như có khả năng tự điều chỉnh được âm sắc.

Khi thổi sáo, những âm sắc về tấn số cao thấp, cường độ to nhỏ và các yếu tố khác,… người nghe có thể nhận ra, nghe được.

Nguyên liệu để làm sáo

Một cây sáo tốt, có chất lượng không chỉ phụ thuộc vào những dụng cụ bạn chuẩn bị mà nguyên liệu làm ra nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Theo đó, bạn cần phải chuẩn bị nguyên liệu thật tốt và một cây nứa tốt, đẹp, có thẩm mỹ chính là yếu tố cần được chú trọng các bạn nhé.

Nguyên liệu nữa bạn chuẩn bị có hai loại chính: nứa Nam và nứa Bắc. Trong đấy, nữa Nam là một loại nứa khá đẹp có thẩm mỹ hoàn hảo không hề có lẫn những vế dục, không có sắc tố nào có thể làm ảnh hưởng cây sao và máu vàng óng là màu đặc trưng của nứa này. Nữa Bắc thì mày sắc của nó đục hơn so với nứa Nam và  màu sắc đấy lại mang trong mình một vẻ đẹp rất riêng của cây nứa Bắc.

Để là một cây nứa tốt có thể giúp bạn tạo ra được một cây sáo đẹp, bạn nên chọn lấy một cây nữa thẳng và già, chứ đừng lấy non. Thanh một cây nữa, độ gây của nó có từ 2 đến 3 hoặc là 4mm sẽ phù hợp nhất.

Khi đã chọn nứa xong, bạn cần phải xử lý thật kỹ và có thông lòng cây sáo. Nếu như bạn nhỡ chọn phải một cây nứa cong, thì hãy hơ nó qua lửa để nó mềm ra rồi uống cho thẳng. Còn nếu như cây nữa được chọn đã thẳng tự nhiên, bạn không cần phải làm gì cả mà chỉ xử lý qua xong đem ra phơi khô là được.

Các bước cơ bản để làm sáo trúc

Khi các bạn đã chuẩn bị xong những nguyên liệu để làm sáo, các bạn hãy bắt đầu bắt tay vào việc chế tạo ra một chiếc sáo trúc cho mình các bạn nhé. Dưới đây là những bước cơ bản các bạn có thể áp dụng, để tạo ra một cây sao.

Bước 1: Nứa khi đã được xử lý, thì bạn cần phải đem đến cho các nghệ nhân chuyên làm sáo, nhờ họ đo đạc những thông số thực sự cẩn thận rồi hãy ghi lại sao cho phù hợp nhất. Lúc đã nắm được những vị trí mà nghệ nhân ghi lại trên thanh nữa, thì hãy dùng bút chỉ xác định từng khoảng cách lại rồi thực hiện bấm lỗ, lỗ thổi trên thanh nứa làm sao cho phù hợp nhất với ghi chú đã được xác định trước đấy (các bạn lưu ý, những lỗ sáo cần được đục phải thẳng hàng).

nguyên liệu làm sáo trúc

Bước 2: Khi đã thực hiện xong những yêu cầu ở bước 1, các bạn hãy bắt tay vào việc dùng khoan để khoan lỗ mà mình xác định từ trước. Khoan xong rồi, các bạn hãy dùng mổ đã chuẩn bị trước đấy, khoét lỗ to và có có hình tròn đều làm sao cho lỗ sáo sẽ trơn, độ rộng khoảng 9mm. Việc khoét lỗ này cũng có thể phụ thuộc vào sở thích và yêu cầu của mỗi người mà bạn thiết kế, làm sao có thể đảm bảo đầy đủ những thông số của kỹ thuật là được.

Bước 3: Để tạo ra một cây sáo tốt, đúng chất lượng thì yêu cầu và quá trình còn khắt khe hơn rất nhiều. Trong đấy, bạn cũng cần phải chỉnh âm, đo âm lượng của từng nốt, rồi điều chỉnh lại lỗ bấm, lỗ thổi tùy thuộc vào sở thích của bạn.

Bước 4: Đây là công đoạn cuối cùng, đó là bạn sẽ thực hiện trang trí lên cây sáo mà mình đã làm ra. Nguyên liệu trang trí sáo, bạn có thể dùng chỉ, cước hoặc là inox, do bạn tự lựa chọn. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng phần lớn mọi người vẫn hãy dùng cước màu hoặc là inox để trang trí lên cây sao của mình, tạo lên một vẻ đẹp riêng và có hồn. Để trang trí cây sáo cũng đơn giản lắm các bạn nhé, chỉ cần quấn cước quanh đầu hoặc là bọc inox hai đầu là được. Nếu như bạn khéo tay, bạn có thể vẽ lên cây sáo những đường nét, hoa văn để tạo được sự thú vị và tính thẩm mỹ.

Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn bạn đọc, các bước làm sáo trúc cơ bản và đơn giản nhất rồi đấy ạ. Thực tế, nếu muốn tạo ra một cây sáo tốt và chất lượng phục vụ cho việc biểu diễn âm nhạc thì các bước làm ra nó còn phụ thuộc vào sự tính toán thông số cho từng nốt nhạc trên đấy. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ hướng dẫn bạn đọc những bước cơ bản nhất mà các bạn có thể tự làm được, sở hữu một cây sáo theo sở thích của mình mà thôi.

Teetalk.vn